Chọn MENU

Quản lý chi phí marketing hợp lý trong năm 2020

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quản lý chi phí marketing hợp lý là một bài toán khó nhưng vô cùng quan trọng. 

Chi phí marketing bao gồm tất cả các loại chi phí dành cho việc truyền thông, quảng cáo, pr và bất kể chi phí nào nằm trong phạm trù “marketing", có thể kể đến như Google AdWords, mạng xã hội, quảng cáo giấy, tài trợ,...

Nhiều marketer yêu cầu một con số chính xác cho khoản chi phí marketing của công ty. Sau đây là một số “khung" mô hình giúp các bạn tính toán ra chi phí cụ thể cho mình.

Quy tắc 5%

Chi phí marketing nên chiếm từ 2 đến 5% doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

Uỷ ban doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đề xuất các doanh nghiệp nên dành ra 7 đến 8% doanh thu ròng cho truyền thông marketing và quảng cáo nếu doanh nghiệp có mức doanh thu nhỏ hơn 5 triệu đô la một năm. Tuy nhiên 5% là một mức tỉ lệ tương đối hợp lý với hầu hết các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam mặc dù đây không phải là một khoản tiền lớn. 

Trong những khoảng thời gian nhất định, khi doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn cho truyền thông, mức tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ vào mục tiêu của doanh nghiệp tại thời điểm đó. 

Xây dựng nền tảng vững chắc

quan-ly-chi-phi-marketing-hop-ly1.jpg

Trong những năm doanh nghiệp bắt đầu xây dựng nền tảng cho các hoạt động marketing của mình, chắc chắn đòi hỏi chi trả nhiều khoản chi phí hơn. 

Ví dụ, xây dựng và điều hành website có thể được liệt kê là một trong những nền tảng marketing chủ chốt của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy vì website của bạn là nơi quảng cáo, bán hàng 24/7, phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể bỏ ra hơn 5% chi phí marketing để thực hiện cập nhật và xây dựng website thường xuyên. 

Chi phí xây dựng nền tảng cho hoạt động truyền thông marketing không nên được đưa vào khoản chi phí marketing 5% theo quy tắc kể trên. Thay vào đó, nguồn ngân sách này sẽ bao gồm:

  • Thương hiệu
  • Chiến lược marketing
  • Phát triển và thiết kế website

Nếu không có nền tảng marketing vững chắc, các hoạt động marketing thường ngày của doanh nghiệp sẽ không đem lại hiệu quả tốt nhất, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực. 

Các bước xây dựng ngân sách cho marketing

Nhiều người cho rằng truyền thông marketing là một loại chi phí, nhưng dưới góc nhìn của marketer thì đây là một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận. 

1. Đặt ra mục tiêu truyền thông

Bước đầu tiên trước khi phân bố ngân sách truyền thông marketing là xác định rõ mục tiêu truyền thông của giai đoạn đó là gì. Modiaz khuyên bạn nên áp dụng mô hình S.M.A.R.T để đặt mục tiêu cũng như đề ra KPI cho kế hoạch. 

Một số mục tiêu thường thấy ở các kế hoạch marketing là:

  • Tăng traffic cho website - đo bằng số lượng khách ghé thăm độc nhất một tháng
  • Tăng lượt điều hướng về website - đo lường hiệu quả bằng lượt thăm web dẫn từ các kênh khác
  • Phát triển mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh mới hoặc phát triển tầm nhìn mới - đo lường hiệu quả bằng tổng lượt khách hàng đã tương tác, quan tâm tới sản phẩm và doanh thu bán hàng

2. Kiểm tra nền tảng truyền thông marketing của doanh nghiệp

Tiếp theo, kiểm tra lại nền tảng truyền thông marketing của bạn đã đúng với mục tiêu truyền thông chưa.

Thực hiện rà soát lại website, các chiến dịch truyền thông và hệ thống báo cáo. Từ đó, trả lời các câu hỏi sau:

  • Thương hiệu mà doanh nghiệp đã xây dựng có rõ ràng, hợp thời và thể hiện đúng tính chất của doanh nghiệp, hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hay chưa?
  • Thương hiệu của bạn có thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hay không?
  • Website của doanh nghiệp được đánh giá như thế nào so với các đối thủ? 
  • Liệu có rào cản gì khiến cho khách hàng khó tiếp cận thương hiệu, sản phẩm hay không?
  • Doanh nghiệp có các công cụ và hệ thống để đo lường hiệu quả của việc đầu tư cho marketing chưa?
  • Bạn đã có chiến lược nền tảng cho phát triển kinh doanh và hoạt động marketing đi kèm chưa?

3. Chi phí

Sau khi đã đặt mục tiêu và KPI cụ thể, đã đến lúc phân bố chi phí marketing sao cho hợp lý và hiệu quả. 

Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp chính là khắc phục những điểm yếu được chỉ ra ở bước 2. Việc khắc phục những điểm yếu này nằm trong chi phí marketing khác hoặc thuộc quỹ phát triển kinh doanh. Vì vậy, các marketer vẫn còn đủ 5% doanh thu để triển khai các hoạt động marketing thường ngày. Tuy nhiên cần chú ý khắc phục những thiếu sót về nền tảng trước khi bắt tay thực hiện hoạt động marketing. 

quan-ly-chi-phi-marketing-hop-ly.jpg

Để tích kiệm chi phí marketing nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả truyền thông theo yêu cầu, hiện nay việc triển khai video marketing đang trở thành xu hướng mới. Nhờ sự đa dạng và linh hoạt trong hình thức triển khai, video có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ mục tiêu truyền thông như đã kể trên. Ngoài ra, bạn có thể tham kháo thêm một số mẹo cắt giảm chi phí marketing nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Liên hệ ngay mới Modiaz - Phòng media thuê ngoài của doanh nghiệp để được đội ngũ chuyên môn của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ triển khai kịp thời.

Chia sẻ
Chát với Modiaz