Chọn MENU

Đám cưới nhà trai cần chuẩn bị những gì?

Đám cưới là một sự kiện trọng đại với nhiều những công việc cần chuẩn bị. Đặc biệt với chủ rể và gia đình nhà trai, càng phải trải qua nhiều lễ nghi và thủ tục khác nhau. Chính vì thế, bài viết này sẽ tổng hợp những công việc chuẩn bị đám cưới dành cho nhà trai nhé!

1. Chuẩn bị lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ được xem là công việc đầu tiên cần làm trong các lễ nghi chuẩn bị đám cưới. Đây là nghi lễ xác nhận mối quan hệ của cặp đôi và mở đầu cho mối quan hệ thông gia giữa hai gia đình. Với lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ là bên chủ động chọn ngày và đến gặp gỡ gia đình nhà gái. 

Điều quan trọng của lễ dạm ngõ không nằm ở sính lễ cần chuẩn bị, mà là không gian ấm cúng, thân tình giữa hai bên. Bởi lẽ, lễ dạm ngõ là lễ để hai bên hiểu thêm về nhau và cho phép đôi uyên ương qua lại tìm hiểu nhau. Đây cũng là lễ mà hai gia đình cùng ngồi lại để lên kế hoạch chuẩn bị đám cưới, bao gồm chọn ngày giờ cho lễ hỏi, lễ cưới cùng các sính lễ, thủ tục cần có.

Trong lễ dạm ngõ, lễ vật cần chuẩn bị gồm có: trầu cau, rượu thuốc, chè, bánh kẹo và sự có mặt của những người lớn hai bên gia đình. 

2. Chuẩn bị lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là một trong ba nghi thức quan trọng trong đám cưới, bao gồm: lễ dạm ngõ - lễ ăn hỏi - lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức tại nhà gái. Theo đó, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái, xin cho hai bạn làm con một nhà, và từ khoảnh khắc ấy, cặp đôi đã chính thức trở thành vợ chồng của nhau.

Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, nhà trai cần chuẩn bị một số công việc như sau:

  • Đồ lễ: Thông thường, đồ lễ trong lễ ăn hỏi gồm một số vật phẩm như: trầu, cau, chè, rượu, thuốc lá, bánh xu xê, bánh dẻo, lợn quay,...
  • Tráp ăn hỏi: Số lượng tráp ăn hỏi sẽ là 5,7,9,11 tráp. Tráp chính là vật đựng đồ lễ và được trang trí theo phong cách truyền thống. Thông thường, tráp được bày vào quả sơn son và phủ vải đỏ đầy kín đáo, trang trọng. 
  • Đội rước lễ vật: Một thủ tục trong lễ ăn hỏi là rước và nhận lễ vật. Theo đó, nhà trai cần chuẩn bị một đội nam bê tráp đến trao cho nhà nữ. Đội bê tráp nhà nam thường là bạn chú rể, chưa lập gia đình. Đồng thời, nhà trai cũng chuẩn bị những bao lì xì đỏ để đội bê tráp nhà nam, nhà nữ trao đổi cho nhau. 

3. Chuẩn bị cho lễ rước dâu

Lễ rước dâu hay còn gọi là lễ dẫn dâu, xin dâu, được hiểu là lễ xin rước cô dâu về nhà chồng. Theo phong tục, gia đình nhà trai nên nhớ “đi hơn về kém” trong lễ rước dâu. Phía nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật gồm rượu, thuốc, trà, trầu,.. để trao cho nhà gái. Đồng thời, đại diện nhà trai cũng có đôi lời phát biểu trước quan viên hai họ. Tiếp theo, đôi uyên ương sẽ thắp hương, báo cáo nên duyên vợ chồng trước bàn thờ tổ tiên. 

4. Tân trang nhà cửa

Bên cạnh các lễ nghi truyền thống cho đám cưới, nhà trai cũng cần tân trang nhà cửa, chuẩn bị phòng ốc để đón cô dâu mới. Sự kiện trọng đại của con trai, cũng chính là sự kiện trọng đại của cả gia đình. Vì thế, gia đình nhà trải thường sửa sang nhà cửa khang trang, sang sủa để đón thành viên mới. Trong đó, phòng cưới cũng được sắm sửa giường, tủ, chăn, gối,.. mới. Phòng cưới ấm cúng chính là khởi đầu cho một chặng đường hôn nhân thuận hòa, sung túc ở phía trước. 

Trên đây là những công việc quan trọng mà nhà trai cần chuẩn bị cho đám cưới. Một sự chuẩn bị chu đáo, tươm tất từ trước, giúp gia đình và chú rể chủ động hơn về mặt tài chính. Đồng thời, điều đó tạo nên sự tin tưởng, ấn tượng cho gia đình nhà gái và toàn thể khách mời. Ngày chung đôi - nền tảng thiệp cưới online với nhiều tính năng hiện đại, giảm thiểu thời gian và chi phí, hy vọng sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho cô dâu chú rể trong quá trình chuẩn bị đám cưới.

Tham khảo ngay!



Chia sẻ
Chát với Modiaz