Chọn MENU

Đám cưới nhà gái cần chuẩn bị những gì?

Trong bài viết trước, Ngày chung đôi đã gạch đầu dòng những công việc chuẩn bị đám cưới đối với gia đình nhà trai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đồng hành cùng nhà gái liệt kê các đầu việc cần chuẩn bị để tổ chức được một đám cưới hoàn hảo và chỉnh chu nhất.

1. Chuẩn bị cho ngày dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên để hai gia đình chính thức gặp mặt và tìm hiểu về nhau, xác nhận mối quan hệ tình cảm của cặp đôi trước khi tiến đến hôn nhân. Đối với nghi lễ này, nhà trai sẽ là bên chủ động xem ngày và chuẩn bị đồ lễ đến đến thưa chuyện với nhà gái. 

Ở lễ dạm ngõ, nhà gái không phải chuẩn bị lễ nghi, tuy nhiên phải chuẩn bị tiếp đón họ nhà trai một cách tươm tất, chỉnh chu. Để buổi gặp gỡ giữa hai gia đình diễn ra thân mật, nhà gái cần bố trí một không gian ấm cúng, lịch sự, chỉnh chu từ khăn trải bàn, đến ấm chén, ly tách. Ngoài ra, tại một số nơi, nhà gái cũng thường chuẩn bị một bữa cơm thân mật để hai gia đình có dịp trò chuyện lâu hơn. Đây là nghi lễ khởi đầu cũng như để tạo thuận lợi cho hôn nhân của con cái, vì vậy nhà gái cần sự chuẩn bị chu đáo nhất có thể. 

2. Chuẩn bị cho lễ ăn hỏi

So với lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi là nghi lễ chính thức nhằm công nhận mối quan hệ vợ chồng giữa cặp đôi và mối quan hệ thông gia giữa hai bên gia đình. Lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức tại nhà gái với sự có mặt của hai họ, do vậy cần được chuẩn bị trịnh trọng và đầu tư nhất. 

Tại lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ bưng tráp lễ đến nhà gái, theo đó, nhà gái sẽ phải chuẩn bị bàn dài lịch sự để đặt mâm quả. Đồng thời, một phần quan trọng trong lễ ăn hỏi đó chính là trao lễ vật, do đó, nhà gái cũng chuẩn bị một đội bê tráp nữ để nhận lễ vật từ nhà trai. Đội bê tráp của gia đình nhà gái thường là bạn cô dâu và chưa kết hôn, họ mặc áo dài hoặc váy cách điệu lịch sự và long trọng. 

Thông thường, nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thân mật cho lễ ăn hỏi. Theo đó, khi kết thúc lễ, nhà gái sẽ mời hai gia đình, cùng các quan khách cùng ở lại chung vui trong bữa tiệc nhỏ. Vì thế, quá trình chuẩn bị đám cưới của nhà gái cũng gần tính toán mâm cỗ và tiến hành đặt tiệc sao cho lịch sự, vừa ăn. 

dam-cuoi-nha-gai-can-chuan-bi-nhung-gi-1.jpg

3. Chuẩn bị cho tiệc cưới

Bên cạnh các thủ tục cưới hỏi truyền thống, nhà gái cũng cần chuẩn bị chu đáo cho phần tiệc cưới. Đây là phần tiệc với sự hiện diện của toàn thể khách mời, bao gồm họ hàng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... cùng đến chúc phúc cho cặp đôi. Để có một khâu chuẩn bị chu đáo, tươm tất, nhà gái cần tid hiểu và lựa chọn những đơn vị tiệc cưới chất lượng, có giá cả phù hợp với ngân sách của gia đình.

Tại nền tảng thiệp cưới online Ngày chung đôi, chúng tôi tích hợp tính năng mời online và theo dõi phản hồi của khách mời từ đó giúp cho gia đình có thể tính toán chuẩn xác, tránh hiện tượng mâm thừa chỗ thiếu. 

4. Sắp xếp đoàn đưa dâu

Sau khi tân lang tân nương làm lễ gia tiên, mời trầu, rượu cho ông bà cha mẹ đôi bên, thì sẽ đến phần rước dâu về nhà trai. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, bố ruột sẽ là người đưa cô dâu về nhà chồng, bên cạnh đó, mẹ chồng là người dẫn đường cho cô dâu lên xe hoa. Trong khoảnh khắc cô dâu sắp sửa bước vào một chặng đường mới, mang thêm mình thiên chức làm vợ, làm dâu, lễ rước dâu cũng cần có những người thân và bạn bè đồng hành bên cạnh. Người thân thuộc gia đình nhà gái sẽ đi trên những xe khác để cùng cô dâu về nhà chồng. Theo quan niệm, đoàn rước dâu về nhà trai phải có số chẵn để mong cuộc sống hôn nhân toàn vẹn, đủ đầy. Vì vậy, cô dâu và gia đình nhà gái cần lên danh sách và số lượng thành viên tham gia đoàn rước dâu để phù hợp với thuần phong mỹ tục và để chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị. 

Như vậy, Ngày chung điểm qua những công việc nhà gái cần chuẩn bị cho đám cưới để ngày trọng đại được diễn ra một cách ý nghĩa nhất. Với rất nhiều các đầu việc cần làm, áp dụng những nền tảng trực tuyến như thiệp cưới online Ngày chung đôi sẽ giúp cho quá trình chuẩn bị sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ trong đời.

>>> Tham khảo ngay tại đây <<<

Chia sẻ
Chát với Modiaz