Chọn MENU

5 kỹ thuật quay phim để có video footage phim giới thiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp

Kỹ thuật quay phim là một yếu tố quan trọng quyết định sự chuyên nghiệp của video footage phim giới thiệu doanh nghiệp.

Để có những video footage trong phim giới thiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp, đẹp mắt, việc chọn mua một máy ảnh đắt tiền không phải là tất cả. Các công đoạn từ tiền kỳ cho đến hậu kỳ (Post-production) phối hợp với nhau tạo nên thành quả cuối cùng.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một số kỹ thuật quay phim để có những video footage thật chất lượng, "đắt tiền", hãy tam khảo một số mẹo sau đây!

5-ky-thuat-quay-phim-co-video-footage-phim-gioi-thieu-doanh-nghiep-chuyen-nghiep.png

1. Vẽ storyboard

Vẽ storyboard là một trong những tài liệu hữu ích và trực quan nhất trong công đoạn lên kế hoạch tiền kỳ sản xuất. Nhìn chung, nội dung các phim giới thiệu doanh nghiệp đều có sẵn kịch bản vì vậy có thể vẽ storyboard cụ thể

Hãy dành thời gian suy nghĩ và đầu tư óc sáng tạo cho việc vẽ storyboard trước khi ghi hình phim giới thiệu doanh nghiệp. Nếu bạn không phải là một người giỏi lên kế hoạch, chỉ cần cố gắng ghi ra đầy đủ và chi tiết nhất có thể cho từng cảnh quay.

>>> Tham khảo quy trình vẽ storyboard và nhận storyboard mẫu của MODIAZ tại đây <<<

2. Tốc độ khung hình tối thiểu 24fps

Hầu hết các phim doanh nghiệp đều có tốc độ khung hình là 24fps. Tuy nhiên với các máy quay thế hệ mới sẽ có tốc độ mặc định là 30fts. Nếu bạn muốn có những video footage chuyên nghiệp, hãy chú ý tốc độ khung hình tối thiểu là 24fps. 

Đặc biệt, nếu trong kịch bản phim giới thiệu doanh nghiệp có những phân cảnh yêu cầu "slow motion" (cảnh quay chậm) thì bạn sẽ cần có tốc độ khung hình cao hơn nữa, từ 60fps đến 120fps.

3. Độ sâu trường ảnh mỏng

Độ sâu trường ảnh (depth of field) được hiểu là vùng rõ nét của ảnh, tỷ lệ hình ảnh được lấy nét. Camera của iPhone có trường ảnh dày nên sẽ khó xoá phông, hoặc lấy nét riêng của một vật thể cụ thể. Ngược lại, camera dạng DSLR lại có thể dễ dàng tách nền, bắt cận vật thể.

Nếu bạn mong muốn có những video footage phim giới thiệu doanh nghiệp không tốn kém mà chất lượng, hãy cân nhắc lựa chọn camera DSLR hoặc mirrorless thay vì một máy quay cầm tay thông dụng.

4. Không zoom

Với phim giới thiệu doanh nghiệp nói riêng, phim doanh nghiệp nói chung, kỹ thuật quay zoom (phóng to) là một biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp. Rất hiếm khi các đoạn phim chyên nghiệp, hiện đại thời nay có cảnh zoom. 

Thay vì sử dụng kỹ thuật zoom sẵn có trên máy, các nhà quay phim chuyên nghiệp sẽ thực hiện kỹ thuật quay phim "Dollying", tự mình đưa máy quay lại gần vật thể. Kỹ thuật quay phim dollying sẽ cho thành quả là các video foootage tự nhiên với chuyển động chân thực và hợp mắt hơn.

5. Ánh sáng ấn tượng 

Trong phạm vi quay phim giới thiệu doanh nghiệp, bạn không cần đầu tư quá nhiều tiền vào việc set up một hệ thống ánh sáng khủng. Những gì bạn cần đơn giản là một màn hắt sáng và một đèn LED công suất lớn. 

>>> Tham khảo: Setup studio quay phim doanh nghiệp với mọi ngân sách <<<

5-ky-thuat-quay-phim-co-video-footage-phim-gioi-thieu-doanh-nghiep-chuyen-nghiep1.jpg

Nếu bạn là một doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ và chưa có đủ khả năng nuôi một đội media chuyên nghiệp để sản xuất phim giới thiệu doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với MODIAZ - Phòng media thuê ngoài của doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân sự chuyên môn cao và có kinh nghiệm, chắc chắn MODIAZ sẽ giúp bạn có những video footage phim giới thiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp và đẹp mắt!

>>> Tham khảo: Bản đồ triển khai quay phim doanh nghiệp <<<

Chia sẻ
Chát với Modiaz